Ghép ván khuôn cột trong công tác tổ chức thi công
- Sau khi lắp cốt thép cột xong ta tiến hành lắp dựng ván khuôn cột.
- Sử dụng các tấm coppha tiêu chuẩn.
- Ván khuôn cột được gia công tại xưởng theo đúng kích thước đă thiết kế và phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật.
- Ván khuôn sau khi đã được gia công xong ta tiến hành vận chuyển lên cao bằng cần vận thăng. Ván khuôn cột được liên kết trước 3 mặt trước khi cho vào vị trí sau đó liên kết nốt mặt còn lại. Trước khi lắp đặt ván khuôn mặt trong của ván khuôn phải được quét dầu chống dính. ở chân cột phải để cửa dọn vệ sinh và phải để cửa đổ bê tông, cửa mở phải được đặt ở bề mặt rộng
- Để khống chế hiện tượng phình coppha cột khi đổ bê tông ta sử dụng các gông cột bằng thép có thay đổi kích thước để phù hợp với kích thước cột.
- Sử dụng các tấm góc ngoài để liên kết 4 tấm coppha cột lại. Cột được giữ thẳng đứng bằng các thanh chống xiên (chống đều ở 4 bên cột) và các thanh thép chằng. Liên kết chân coppha với sàn bằng khung định vị gỗ.
Yêu cầu chung:
- Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước theo yêu cầu thiết kế.
- Đảm bảo độ bền vững ổn định trong khi thi công.
- Đảm bảo độ kín thít, tháo dỡ dễ dàng.
- Biện pháp: Do lắp ván khuôn sau khi đặt cốt thép nên trước khi ghép ván khuôn cần làm vệ sinh chân cột.
- Ta đổ trước một đoạn cột có chiều cao 10-15 cm để làm giá, ghép ván khuôn được chính xác.
- Ván khuôn cột được sử dụng ván khuôn định hình Hòa Phát theo từng mảng phù hợp theo kích thước cột. Ghép hộp 3 mặt, luồn hộp ván khuôn vào cột đã được đặt cốt thép sau đó lắp tiếp mặt còn lại.
- Dùng gông để cố định hộp ván, khoảng cách các gông theo tính toán.
- Điều chỉnh lại vị trí tim cột và ổn định cột bằng các thanh chống xiên có ren điều chỉnh và các dây neo.